Lãnh đạo tài ba chống khủng hoảng trong Đại Dịch như thế nào

Học quản lý khủng hoảng khi vượt qua đại dịch

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong mọi ngành dường như bị buộc phải học quản lý khủng hoảng khi phải vượt qua đại dịch Covid 19, họ phải cố gắng để giữ cho nhân viên và khách hàng được an toàn cũng như giữ cho tổ chức không bị ảnh hưởng. Timothy Feddersen, giáo sư về quản lý kinh tế và khoa học về ra quyết định tại Trường Kellogg cho biết, một ví dụ về CEO thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ ở thời điểm này là Arne Sorenson của Tập Đoàn Marriott. Feddersen, giáo sư dạy các khóa học về quản lý khủng hoảng, đã chỉ ra một số điểm chính của thông điệp bằng video mà Sorenson đã gửi cho nhân viên của tập đoàn này.

Tóm tắt xã luận “Lãnh đạo tài ba chống khủng hoảng trong Đại Dịch như thế nào” của tác giả Emily Stone đăng trên Tạp Chí Tầm Nhìn Kellogg dựa trên nghiên cứu của Timothy Feddersen từ Trường Quản Lý Kellogg. 

Đại dịch COVID-19 là một khóa học cơ bản về quản lý khủng hoảng. Trong đại dịch này, những nhà lãnh đạo nào thể hiện sự đồng cảm, minh bạch và khát vọng hồi phục sẽ nổi bật lên.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong mọi ngành dường như bị buộc phải học quản lý khủng hoảng khi phải vượt qua đại dịch Covid 19, họ phải cố gắng để giữ cho nhân viên và khách hàng được an toàn cũng như giữ cho tổ chức không bị ảnh hưởng.

Timothy Feddersen, giáo sư về quản lý kinh tế và khoa học về ra quyết định tại Trường Kellogg cho biết, một ví dụ về CEO thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ ở thời điểm này là Arne Sorenson của Tập Đoàn Marriott. Feddersen, giáo sư dạy các khóa học về quản lý khủng hoảng, đã chỉ ra một số điểm chính của thông điệp bằng video mà Sorenson đã gửi cho nhân viên của tập đoàn này.

Sorenson bắt đầu bằng cách bày tỏ lòng trắc ẩn đối với những nhân viên mắc COVID-19 hoặc có thành viên gia đình bị lây nhiễm và những người đang bị cách ly. Sau đó, Feddersen giải thích rằng Sorenson “với một mức độ minh bạch đáng kinh ngạc, đã giải thích với tập thể Tập đoàn Marriott rằng đây là thảm họa tồi tệ nhất từng xảy ra với Marriott” và chắc chắn thảm họa này sẽ dẫn đến một số quyết định rất khó khăn. Tiếp theo, Sorenson nhấn mạnh rằng Marriott cần thực hiện các bước để duy trì và tồn tại, rằng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc và Marriott cần phải chuẩn bị cho thời điểm đó.

Đối với Feddersen, sự kết hợp của đồng cảm, minh bạch và khát vọng phục hồi là dấu hiệu của khả năng lãnh đạo khủng hoảng mạnh mẽ.

Feddersen nói ra suy nghĩ này trong một hội thảo trên mạng kéo dài 1 giờ miễn phí do Chương trình Đào tạo lãnh đạo cao cấp của Kellogg cung cấp. Trong đó, ông đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của quản lý khủng hoảng và cách áp dụng cho thời điểm hiện tại.

Ví dụ, ông đưa ra lời khuyên về cách thành lập một nhóm xử lý khủng hoảng.

Để bắt đầu, các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng họ đang tổng hợp và tập hợp  các thông tin tốt nhất, chính xác nhất từ ​​toàn bộ tổ chức của họ. Feddersen giải thích: “Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo cấp cao, có nghĩa là ngay cả những người không có thẩm quyền cũng phải cảm thấy thoải mái khi lên tiếng. Và, bởi vì nguy cơ mắc sai lầm trong khủng hoảng là rất cao, nên "điều này rất cần lòng can đảm, vì vậy chúng ta cần đào tạo các nhóm của mình trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc."

Nhóm xử lý khủng hoảng cũng cần tập hợp các lãnh đạo quyết đoán và sau đó phối hợp bằng các hành động cụ thể phù hợp. Ông nói: “Hãy nghĩ về một nhóm xử lý khủng hoảng giống như một dàn nhạc giao hưởng bao gồm một số người thì lắng nghe và một số người thì độc tấu và hòa tấu, và sau đó cần có một nhạc trưởng”

Ngoài ra, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, các nhóm xử lý khủng hoảng cần phải có một chuỗi mệnh lệnh chỉ huy rõ ràng trong trường hợp bất kỳ một người có quyền quyết định nào vì lý do này hay lý do khác mà mất đi khả năng quyết định.

Feddersen cũng đưa ra một số câu hỏi chính mà các nhà lãnh đạo cần phải trả lời cho bản thân và cho tổ chức của họ, bao gồm những giá trị nào sẽ thúc đẩy các quyết định và điều gì mà các bên liên quan coi trọng vào thời điểm này.

Tuy nhiên Feddersen nhấn mạnh một điểm trên hết: đó là sự đồng cảm.

“Bạn muốn thể hiện cho người khác thấy rằng bạn hiểu những giá trị mà họ quan tâm. Và thể hiện sự thấu hiểu đó với họ. … sẽ chứng tỏ rằng bạn thấu hiểu lý do và hoàn cảnh của mọi người trong khủng hoảng.

Ông ấy tiếp tục: “Nếu trong nhóm của bạn có những người đặc biệt giỏi về khả năng đồng cảm, thì ngay bây giờ họ chính là báu vật. Hãy lắng nghe họ."

Nguyên văn của Bài xã luận này được xuất bản lần đầu trên Tạp chí Tầm Nhìn Kellogg vào ngày 2 tháng 4 năm 2020. Bản Tóm tắt tới đây là hết. Dự án được thực hiện bởi Tự Giác . VN với phương châm: Sống Đời Tỉnh Thức - Tự Lực Giác Ngộ.

 

Đăng nhập

Để tiếp tục đọc